Các hạng mục công trình xây dựng Dự_án_Khí_-_Điện_-_Đạm_Cà_Mau

Công trình Đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau

Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tổng thầu EPC: Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (VSP). Tư vấn thiết kế kỹ thuật: Worley. Pty. Ltd. (Úc). Tư vấn quản lý dự án (PMC): Pegansus (Anh).

Các công trình cung cấp khí cho cụm Khí - Điện - Đạm được gắn với nguồn khí khai thác từ các mỏ khí thuộc khu vực biển Tây Nam có trữ lượng khai thác tại mỏ khí PM-3/CAA (vùng khai thác chung Việt Nam và Malaysia) là 502,3 tỷ m³, trong đó Việt Nam hưởng 50% (260 tỷ m³); mỏ khí Cái Nước (thuộc Lô 46) khoảng 100tỷ m³; và trong tương lai có thể bổ sung nguồn khí khai thác từ các mỏ 46/51, Lô B, 52/97.

Công suất: 102 tỉ m³ khí/năm

Chiều dài đường ống tổng cộng: 3925 km (298 km ngầm dưới biển)

Đường kính ống: 18 inch; độ dày ống: 192,7 mm

Khởi công: 22/6/2005;

Hoàn thành giai đoạn 1, cấp khí cho nhà máy điện Cà Mau 1: 24/6/2008

Hoàn thành giai đoạn 2, cấp khí cho cả hai nhà máy điện Cà Mau 1 và 2: 20/8/2008

Nghiệm thu hoàn thành cấp Nhà nước: 25/12/2008

Khánh thành (cùng hai nhà máy điện): 27/12/2008

Công trình Nhà máy nhiệt điện

Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tổng thầu EPC: Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA). Tư vấn thiết kế kỹ thuật: Liên danh tư vấn Poyry Energy Ltd. (Thụy Sĩ) và Công ty tư vấn Xây dựng điện 2 (PECC2). Tư vấn quản lý dự án (PMC): Công ty tư vấn Poyry Energy Ltd. (Thụy Sĩ). Nhà thầu phụ gói 1 (cung cấp vật tư thiết bị chính): Siemens AG (CHLB Đức). Nhà thầu phụ gói 2 (sân phân phối cao áp): Tổ hợp PT Siemens (Indonesia) và Siemens Ltd. (Việt Nam). Nhà thầu phụ gói 3 (các hệ thống phụ trợ nhà máy): Tổ hợp Torishima (Hồng Kông) - Colenco (Thụy Sĩ)/EDF (Pháp) - LILAMA 18. Nhà thầu phụ gói 4 (phần xây dựng): Vinci (Pháp)/CSB (Việt Nam).

Công trình bao gồm hai nhà máy nhiệt điện chu trình kết hợp đa trục 2x1 sử dụng 4 tuabin khí thế hệ F của Siemens (SGT5-4000F), 2 tua bin hơi SST-5000, 6 máy phát SGen-1000Air; 4 lò thu hồi nhiệt do tập đoàn Doosan (Hàn Quốc) cấp.

Công suất tinh mỗi nhà máy: 750 MW khi đốt khí; 669,8 MW khi đốt dầu DO. Số giờ sử dụng công suất đạt 6.500 giờ/năm đến 7.000 giờ/năm. Lượng khí tiêu thụ hàng năm khoảng 900 triệu m³/năm/1 nhà máy, tương đương khoảng 3,1 triệu m³/ngày.

Nhà máy Cà Mau 1 có DTSD: 20,4 ha; khởi công: 09/4/2006; vận hành thương mại: 20/3/2008

Nhà máy Cà Mau 2 có DTSD: 9,5 ha; khởi công: 09/4/2006; vận hành thương mại: 13/12/2008

Nghiệm thu hoàn thành cấp Nhà nước cả hai nhà máy: 25/12/2008

Khánh thành cả hai nhà máy: 27/12/2008

Nhà máy đạm

Nhà máy đạm công suất ban đầu khoảng 8000.000 tấn/năm, tương đương 2.385 tấn urea/ngày.

Lượng khí tiêu thụ khoảng 1,4 triệu m³/ngày.

Cụm công nghiệp sử dụng nguồn khí thấp áp và công nghiệp địa phương, gồm

công nghiệp khí hoá lỏng; công nghiệp hoá chất lấy khí làm nguyên liệu; công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản... sử dụng khí thấp áp là nguồn nhiên liệu.

Các công trình phụ trợ khác

bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp, thoát nước, khu xử lý nước và rác thải trong và ngoài cụm công nghiệp; hệ thống kho, cảng và bến bãi; khu điều hành và dịch vụ công cộng.

Khu đô thị mới Khánh An

phục vụ nhu cầu tái định cư và khu ở dành cho công nhân khu công nghiệp với quy mô dự kiến khoảng 10 ngàn dân.